SƠN TOPPAINT - Nhà máy sản xuất sơn nước, chống thấm, bột trét tường, keo dán gạch, keo chà ron.

Khái niệm về Sơn lót. Tại sao phải sử dụng sơn lót khi sơn nhà?

Sơn lót là gì? Sơn lót là lớp sơn kháng kiềm với công thức riêng biệt. Được phủ lên bề mặt vật liệu cần sơn nhằm tăng khả năng kết dính giữa bề mặt và lớp sơn phủ, bảo vệ cho lớp sơn phủ và giúp cho màng sơn mịn, tăng tính thẩm mỹ, đều và đẹp hơn. Sơn lót có tác dụng tạo nên bề mặt phẳng, lấp đầy các vết nứt, vết răng cưa. Chúng có khả năng kháng kiềm, chống thấm, chống rỉ sét. Sơn lót được chia làm 2 loại: Sơn lót nội thất và sơn lót ngoại thất. Sơn lót có thực sự cần thiết? Nhiều người cho rằng lớp sơn lót là không cần thiết và gây lãng phí. Thế nhưng chính việc không sử dụng sơn lót mới tạo ra sự lãng phí cho sơn phủ và cả chi phí bảo trì bề mặt vì lớp sơn không có độ bền.  Nếu bạn không dùng sơn lót trước khi tiến hành các bước sơn tiếp theo sẽ gây tốn kém sơn phủ vì lớp sơn sẽ bị hút vào lớp bột trét tường và hiệu quả màng sơn mang lại sẽ không cao. Công dụng của lớp sơn lót Hạn chế tối ưu hiện tượng bong tróc sơn Nhờ vào khả năng bám dính vượt trội của sơn lót, giúp cho bề mặt được liên kết chặt chẽ với các lớp sơn. Từ đó, hạn chế tối ưu hiện tượng bong tróc sơn. Tăng khả năng bám dính vượt trội Sơn lót giúp bạn làm tăng độ dính chặt, kết cấu bền vững, tăng cường độ kết dính của lớp sơn phủ nên độ bền màu và liên kết cũng được tăng lên. Ngoài ra, lớp sơn lót còn có khả năng chống kiềm và chống thấm cho bề mặt tường đảm bảo những tác xấu đến lớp sơn của ngôi nhà được ngăn chặn, tăng chất lượng bám dính cho lớp sơn phủ. Khả năng kháng khuẩn, chống nấm mốc tốt Đặc trưng khí hậu và thời tiết nước ta nồm ẩm khiến tường hay có hiện tượng thấm nước cùng với độ ẩm cao, làm cho hiện tượng nấm mốc xuất hiện. Vì vậy, lớp sơn lót có tác dụng kháng khuẩn và nấm mốc làm cho bề mặt sơn không bị phá vỡ cấu trúc, lớp sơn phủ luôn được bền đẹp. Tạo độ bóng mịn, đều màu sơn Lớp sơn lót giúp tăng cường độ dày của lớp sơn, tạo độ bóng mịn để khi thi công lớp sơn phủ đã có bề mặt ổn định, màu sơn được đẹp và đều màu hơn và không tạo hiện tượng sơn nền bê tông loang lỗ. Hình 2. Sơn lót có thực sự cần thiết?   Các câu hỏi về sơn lót thường gặp Khi thi công sơn lót cần sơn bao nhiêu lớp? Tùy vào bề mặt và nhu cầu sử dụng mà có thể thi công từ 1 đến 2 lớp sơn lót cho phù hợp. Bả tường rồi có cần phải sơn lót không? Bả tường rồi vẫn cần phải sơn lót dù là tường mới hay tường cũ. Nếu không sơn lót màu sơn phủ lên sẽ không đồng đều, loang lổ và làm hao phí lớp sơn phủ vì sơn bị thấm vào lớp bột bả. Thực hiện lớp sơn lót như thế nào đối với mỗi loại bề mặt? Đối với bề mặt bằng phẳng có thể sử dụng bất cứ loại dụng cụ nào để sơn, nhưng đối với bề mặt lồi lõm có góc cạnh thì ta phải chọn lựa dụng cụ thi công như cọ sơn. Đối với bề mặt bê tông, có thể sử dụng con lăn hoặc cọ để thi công nhưng đối với bề mặt kim loại nên dùng súng phun hoặc cọ. Đối với tường mới phải đảm bảo bề mặt khô ráo hoàn toàn, ít nhất 28 ngày. Quy chuẩn chung là 1 lớp lót 2 lớp phủ màu nhưng với tường mới thì bạn có thể sơn 2 lớp sơn lót tùy vào nhu cầu sử dụng bề mặt và cũng giúp tuổi thọ của sơn cao hơn, màng sơn mịn và đẹp hơn. Thay thế sơn lót bằng xi măng trắng có được không? Xi măng trắng không thể thay thế lớp sơn lót. Vì xi măng dễ bị phấn hóa, làm bong tróc lớp phủ dẫn đến việc mất đi độ bền và tính thẩm mỹ. Ngoài ra xi măng trắng không tạo được lớp bám dính vì vậy, theo thời gian độ bền sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không những thế xi măng trắng cũng không có khả năng kháng kiềm sẽ dễ dẫn đến những tác động như bị đổi màu, ố vàng hay ẩm mốc. Sơn lót bao lâu thì tiến hành sơn phủ? Sau khi hoàn thành lớp sơn lót khoảng 2 tiếng thì nên tiến hành sơn phủ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện thời tiết mà khoảng thời gian này sẽ kéo dài thêm hoặc rút ngắn hơn. Vì vậy, để đảm bảo màng sơn đã sẵn sàng thi công lớp sơn phủ hay chưa bạn có thể kiểm tra lại bằng tay hoặc bằng máy cho chính xác.

Chất độc làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu

Benzen Phơi nhiễm môi trường có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh bạch cầu rõ ràng là benzen. Benzen là sản phẩm phụ của quá trình đốt than, dầu mỏ. Nó có trong khí thải xe cơ giới và khói thuốc lá. Benzen cũng được tìm thấy trong sơn, vecni gỗ, dung môi, nhựa, keo dán, các sản phẩm làm sạch và chất tẩy rửa, nhựa đường, thuốc trừ sâu, xăng không chì. Nguy cơ tiếp xúc với benzen tại nơi làm việc hoặc ở nhà khi nâng cấp, sửa chữa nhà. Nên thận trọng khi sử dụng sản phẩm có nhãn cảnh báo chứa benzen, không có nhãn rõ ràng. Formaldehyde Formaldehyde là chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu, thường có trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, khả năng phơi nhiễm chất này tại nhà vẫn có thể xảy ra. Do formaldehyde có trong sản phẩm gỗ ép (nhằm chống mối mọt), một số chất làm mát không khí, vải bọc, giấy dán tường. Sản phẩm gỗ ép thường sử dụng formaldehyden ở mức phù hợp nhưng cũng lưu ý khi tiếp xúc. Ví dụ, đeo bảo hộ khi sản xuất và sử dụng các sản phẩm này. Các tế bào bạch cầu tăng sinh ngoài tầm kiểm soát gây ung thư máu. Ảnh: Freepik Radon Radon là nguyên nhân thường gặp gây ung thư phổi ở Mỹ. Theo nghiên cứu năm 2013 của Trường Đại học George Washington (Mỹ), randon cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu. Radon là sản phẩm phân hủy thông thường của uranium, được tìm thấy trong đá, đất bên dưới các ngôi nhà, có ở nhiều nơi trên thế giới. Khí radon không mùi, không màu, cách nhận biết là dùng bộ dụng cụ kiểm tra radon. Thuốc trừ sâu Tiếp xúc với thuốc trừ sâu lâu dài cũng là yếu tố nguy cơ. Theo Hiệp hội Huyết học Mỹ, một số nghiên cứu cho thấy trẻ em tiếp xúc với thuốc trừ sâu có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao gấp 7 lần trẻ không tiếp xúc. Các hóa chất khác làm tăng khả năng mắc bệnh này gồm hóa chất diệt côn trùng, thuốc diệt cỏ, phân bón, dầu gội trị chấy, thuốc diệt bọ chét vật nuôi. Nên thận trọng khi dùng hóa chất bảo vệ thực vật. Sản phẩm dành cho thú cưng như thuốc diệt bọ chét cần để xa tầm tay trẻ em. Trồng thêm cây xanh trong nhà có thể cải thiện chất lượng không khí cũng như giảm rủi ro mắc bệnh này. Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA), cây trồng hấp thụ tốt các chất gây ung thư trong không khí ở nhà như hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa loa kèn. Cây trồng có khả năng loại bỏ formaldehyde như dương xỉ, hoa cúc, cây thường xuân, huyết dụ, thược dược. Nên trồng khoảng 15 cây nhỏ cho khoảng 180 mét vuông không gian sống nhằm giảm các chất gây ung thư. Mai Cat (Theo Very Well Health)

Phụ gia chống thối trong sơn nước

Bài viết sau đây của hãng sơn TOPPAINT giới thiệu sơ lượt về chất chống thối trong ngành sơn nước. 1. Định nghĩa cơ bản về sơn nước và nguyên nhân cần sử dụng các loại phụ gia chống thối cho sơn Sơn nước là một lợi hỗn hợp đồng nhất, bao gồm chất tạo màng liên kết với bột màu, dung môi và một số loại phụ gia mang tính năng đặc biệt có công dụng bảo vệ bề mặt được sơn. Khi phủ lên bề mặt cần sơn sẽ tạo một lớp mỏng, bám chắc không những có thể bảo vệ bề mặt, còn có công dụng trang trí bề mặt vật liệu cần sơn. Sơn nước được phân thành rất nhiều chủng loại: – Sơn trang trí nội, ngoại thất cho tường nhà – Sơn lót – Sơn chống thấm – Sơn gỗ hệ nước …… (Sơn nước Toppaint – Ảnh sưu tầm) Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhãn sơn, do sơn nước rất được ưa chuộng vì hàm lượng chất bay hơi (VOC) thấp, làm giảm những nguyên nhân gây hại cho sức khỏe người sử dụng, gây hại với môi trường. Nhưng để đảm bảo thành phẩm sơn được bảo quản lâu khỏi vi khuẩn, hay còn gọi là hiện tượng sơn bị thối khi có các dẫn xuất Cellulose, một dạng thức ăn cho vi khuẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm giảm độ pH, làm loãng sơn, gây hỏng sơn, thì việc sử dụng các loại phụ gia chống thối, diệt khuẩn là điều cần thiết. 2. Những loại phụ gia chống thối cho sơn Nguyên nhân, hiện tượng thối trong sơn. Thành phần của sơn nước là các chất lưu biến có gốc Cellulose, một dạng thức ăn cho vi khuẩn, vì vậy rất dễ tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập và dẫn đến hiện tượng sơn bị thối. Làm giảm độ pH và giảm độ kết dính của màng sơn, đồng thời gây mùi khó chịu. 3. Phụ gia chống thối hoạt động như thế nào trong môi trường sơn nước a) Một số loại vi khuẩn gây thối trong thùng sơn Chúng chủ yếu là các vi sinh vật đơn bào được phân loại thành các nhóm như: Khuẩn cầu, khuẩn roi, khuẩn xoắn … Cách chúng phát triển đa phần dựa vào việc phân chia đơn bào, chất lưu biến có gốc Cellulose có trong sơn nước chính là chất dẫn xuất thức ăn cho các chủng vi sinh vật đơn bào này. Vậy giải pháp nào xử lý hiện tượng thối trong sơn? (Vi khuẩn cầu – Ảnh sưu tầm) b) Một số gốc hóa học có tác dụng diệt khuẩn thường được sử dụng trong sơn nước: – Chất chlorine hóa (i.e., hypochlorites, chloramines, dichloroisocyanurate và trichloroisocyanurate, chlorine ẩm, chlorine dioxide, etc.), Chất này từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhằm tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi trùng, nấm trong môi trường nước. Hóa chất khử trùng Chlorine có tác dụng oxy hóa và sát khuẩn rất mạnh. Chlorinelà hợp chất tồn tại ở dạng hạt và dạng viên màu trắng, dễ tan trong nước, khi tan giải phóng khí Clo làm nước có mùi hắc đặc trưng. – Chất oxy hóa (peroxides, như peracetic acid, potassium persulfate, sodium perborate, sodium percarbonate, và urea perhydrate), Iodine (povidone-iodine, Lugol’s solution, iodine tincture, iodinated nonionic surfactants), Alcohol đậm đặc (chủ yếu là ethanol, 1-propanol,hay n-propanol và 2-propanol, isopropanol và các hỗn hợp của nó, 2-phenoxyethanol và 1- và 2-phenoxypropanols). – Alcohol là các chất diệt khuẩn hoạt động nhanh , Hoạt động diệt khuẩn tốt hơn khi tăng khối lượng phân tử và chiều dài chuỗi (chiều dài max 5-8 cacbon). Chúng là các chất hoạt động điện tử dựa vào sự phản ứng với các nhóm thiol trong enzyme và sẽ gây tổn thương lên vách tế bào tổng hợp của vi khuẩn. Hoạt tính cao có thể làm chết vi khuẩn kể cả bào tử, nấm, virut. Hoạt tính trung bình làm chết mọi vi khuẩn trừ bào tử. Hoạt tính thấp làm chết tế bào dinh dưỡng của vi khuẩn, làm chết nấm, virut có lượng lipid mức trung bình. Hợp chất phenolic(như phenol (còn gọi là “carbolic acid”), cresols như thymol, halogenated (chlorinated, brominated) phenols,như hexachlorophene, triclosan, trichlorophenol, tribromphenol, pentachlorophenol, muối và các đồng phân của nó), – Phenol là chất phòng thối và tiêu độc được sử dụng rộng rãi đầu tiên. Các dẫn xuất của phenol như cresol, các loại xylenol và orthophenylphenol đã được dùng để làm chất tiêu độc trong phòng thí nghiệm và bệnh viện. Các dẫn xuất của phenol có thể làm biến tính protein và phá hủy màng tế bào. Các dẫn xuất phenol hoạt động ở dạng không phân ly. Các dẫn xuất phenol thuộc về nhóm hoạt động màng của các chất diệt khuẩn, ở nồng độ thấp chúng sẽcó hoạt động diệt khuẩn điện tử, bởi chúng tác động lên màng của tế bào.   CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SƠN TOPPAINT  Số 3, Lô i37 Đường DE1, P. Thới Hòa, TX. Bến Cát, Bình Dương  1900.633.057  sontoppaint@gmail.com  Mã số thuế: 3702615987 Do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Tỉnh Bình Dương Cấp Ngày 08/11/2017